Gìn giữ màu xanh cho đô thị
Tiếng súng vang lên giữa một vùng nông thôn Nhật Bản. Một con gấu nằm gục trong lồng.Gấu đang tiến gần hơn đến nhà dân và gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Việc giữ an toàn cho người dân thị trấn được đặt trên vai một nhóm thợ săn lớn tuổi, như ông Haruo Ikegami, người năm nay đã 75 tuổi.Từng là những thợ săn mạnh mẽ băng rừng, lùng sục trong những lùm cây rậm rạp để săn gấu, nhưng những thợ săn như ông Ikegami giờ đã lớn tuổi và số lượng cũng giảm đi rất nhiều. Dân số Nhật Bản đang già đi và giảm dần. Tính đến năm 2020, khoảng 60% người có giấy phép sử dụng súng, như ông Ikegami, đều đã trên 60 tuổi. Và tại những khu vực có gấu đi lại, một số cư dân tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi những người thợ săn này không còn làm được công việc của mình nữa.Chính quyền địa phương cho biết giới chức đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề gấu.Theo đó, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết có trợ cấp cho chính quyền địa phương để đào tạo cán bộ và tiến hành diễn tập ứng phó với gấu.Nhưng theo những người thợ săn, các quan chức, người dân và chuyên gia mà Reuters phỏng vấn, sự phụ thuộc của nước Nhật Bản vào những thợ săn gấu có thể sẽ không còn được đảm bảo.Các chuyên gia cho biết môi trường sống của cả gấu đen và gấu nâu đều đang mở rộng, một phần là do tình trạng suy giảm dân số ở các vùng nông thôn. Một số người tin rằng điều này - cùng với việc đất nông nghiệp ít được canh tác - có thể khiến loài gấu trở nên táo bạo hơn.Hơn nữa, gấu cũng nuôi con gần khu định cư của con người hơn, khiến chúng bớt sợ con người hơn trước.Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm gia tăng các vụ va chạm giữa người và gấu. Trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3.2024, có 219 người đã bị tấn công. Trong đó, 6 người thiệt mạng.Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, hơn 9.000 con gấu đen và nâu đã bị mắc bẫy và tiêu hủy trong thời gian đó.Một số công ty đang chuyển sang sử dụng công nghệ như một giải pháp thay thế. Như con robot “Sói quái vật” có thể gầm gừ, sủa và phát ra tiếng đe dọa. Có giá khoảng 2.500 USD, sản phẩm này được kích hoạt bằng cảm biến và chạy bằng năng lượng mặt trời.Phương pháp này đã đạt được một số thành công, nhưng ông Yamagishi giải thích rằng con người phải mất nhiều năm mới học được cách bẫy gấu và khẳng định chuyên môn của họ vẫn là không thể thiếu.Chú trọng triển khai công trình, phần việc thanh niên có tính lan tỏa cao
Vào tháng 8.2024, UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) triển khai Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu bệnh viện đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế - giáo dục chất lượng cao tại khu vực Nam Cầu Trắng, P.Hồng Hà và P.Hà Tu, TP.Hạ Long, với tổng mức đầu tư khoảng 892 tỉ đồng. Đây là một phần của dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cơ sở 2, có tổng vốn đầu tư khoảng 4.200 tỉ đồng.Tuy nhiên, suốt 1 năm qua dự án vẫn "án binh bất động" do các nhà thầu chưa có mặt bằng để thi công.Theo UBND TP.Hạ Long, dự án có tổng diện tích xây dựng khoảng 30,25 ha, bao gồm các hạng mục: san nền, xây dựng các tuyến đường giao thông chính và tuyến đường gom; xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng… Thời gian thi công dự án là khoảng 180 ngày, dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình trong quý I năm 2025.Ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, hiện tại trong khu vực dự án vẫn ngổn ngang nhiều trang thiết bị cũ của Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng trước đây. Các thiết bị này nằm phơi nắng mưa nhiều năm đã gỉ sét, xung quanh mặt bằng hình thành nhiều "ao tù" gây mất vệ sinh môi trường.Theo UBND TP.Hạ Long, hiện còn vướng mắc trong việc xác định giá trị tài sản để bồi thường và phương án xử lý đối với phần tài sản còn lại tại nhà máy tuyển than. Qua kiểm kê các tài sản trong ranh giới thực hiện dự án, có nhiều hạng mục tài sản đặc thù không có trong bộ đơn giá do UBND tỉnh Quảng Ninh quy định; đồng thời khó khăn trong thuê đơn vị tư vấn xác định giá tài sản còn lại của nhà máy đã khiến công tác giải phóng mặt bằng chưa thể thực hiện.Cạnh đó, dự án nằm trong vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, việc đánh giá tác động môi trường phải được Bộ VH-TT-DL chấp thuận theo luật Di sản nên mất nhiều thời gian.UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị quản lý sở hữu tài sản lập hồ sơ gửi về UBND tỉnh trong quý I/2025 để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bưu điện TP.HCM đứng thứ 2 trong 11 bưu điện đẹp nhất thế giới
Sau quá trình nâng cấp vắt qua 2 mùa bóng, CLB Quảng Nam hân hoan trở lại sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB Bình Dương lúc 17 giờ ngày 9.2. Như để bù lại cho cơn khát bóng đá người hâm mộ xứ Quảng dồn nén suốt bao lâu qua, sân Tam Kỳ sẽ hoạt động hết công suất sau lời đề nghị của CLB Đà Nẵng.Được biết trong suốt quá trình nâng cấp sân Tam Kỳ, CLB Quảng Nam của HLV Văn Sỹ Sơn vừa tập ở TP.Tam Kỳ, thuê tập thêm ở sân Quân khu 5 và mượn sân Hòa Xuân của người hàng xóm Đà Nẵng làm sân nhà.Nay khi nhà cửa đã được cải tạo khang trang hiện đại, hoàn cảnh bóng đá giữa 2 người anh em Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ đổi chỗ cho nhau. Dự kiến CLB Đà Nẵng sẽ chọn sân Tam Kỳ làm sân nhà mỗi khi đội chủ nhà Quảng Nam hành quân đến đất khách.Như Báo Thanh Niên từng thông tin hồi tháng 9.2024, kế hoạch thay mặt cỏ sân Hòa Xuân đã sớm được lãnh đạo TP.Đà Nẵng lên kế hoạch trong cảnh chất lượng mặt cỏ đã xuống cấp trầm trọng sau gần 10 năm đi vào hoạt động.Một lãnh đạo CLB Đà Nẵng chia sẻ: "Mặt cỏ sân Hòa Xuân đã xuống cấp quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chơi bóng của các cầu thủ, thể hiện rõ trong trận đấu giữa CLB Đà Nẵng và CLB Hà Nội ở vòng 10 ngày 19.1 vừa qua.Sau trận đấu, VPF và BTC V-League 2024 - 2025 đã có văn bản khuyến cáo CLB Đà Nẵng không sử dụng sân Hòa Xuân làm sân nhà vì không đủ tiêu chuẩn.Do vậy, theo yêu cầu của BTC giải, CLB Đà Nẵng đã có tờ trình gửi lên Sở VH-TT TP.Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Theo tôi được biết, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ và nhận được phản hồi tích cực.Về tinh thần lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ủng hộ chuyện này, như cách CLB Quảng Nam từng mượn sân Hòa Xuân trong lúc chờ sửa sân Tam Kỳ. Nhưng đầu tuần tới lãnh đạo CLB, lãnh đạo TP.Đà Nẵng có cuộc họp chính thức với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chúng tôi mới có thể có câu trả lời chính thức".Nếu không có gì thay đổi, CLB Đà Nẵng sẽ có trận đấu đầu tiên trên sân Tam Kỳ với tư cách "sân nhà" vào ngày 14.2 tới, khi tiếp đón đội bóng trong nhóm đầu Thể Công Viettel ở vòng 13.Cũng theo lãnh đạo CLB Đà Nẵng: "Mọi thủ tục chuẩn bị nâng cấp sân Hòa Xuân đã sẵn sàng, thực tế đã tiến hành cải tạo một phần hệ thống cấp thoát nước. Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam "bật đèn xanh" cho CLB Đà Nẵng mượn sân Tam Kỳ làm sân nhà, sân Hòa Xuân sẽ bước vào thực hiện cải tạo ngay".Chuyện các CLB mượn sân của nhau không hiếm. CLB SLNA từng phải mượn sân Hà Tĩnh khi sân Vinh bị VPF "tuýt còi" ở V-League 2021 hay CLB An Giang mượn sân Rạch Giá làm sân nhà ở hạng nhất sau khi tỉnh thu hồi sân Long Xuyên để bán đấu giá.Ở châu Âu, CLB Atalanta trong lúc nâng cấp sân nhà từng mượn sân San Siro của kình địch AC Milan để đá UEFA Champions League (trước đó đá trên sân Mapei của Sassuolo ở Serie A và Europa League nhưng bất tiện vì quá xa, di chuyển gần 200 km).
Đây là lần thứ 3 cả 2 đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tham dự giải TNSV. Nhưng cả 3 lần dù thi đấu rất nỗ lực, họ không thể vượt qua vòng bảng.Với đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, ở mùa lần I - 2023, họ bị loại một cách sít sao do chỉ thua hiệu số bàn thắng bại giữa 3 đội bằng điểm ở vòng loại. Mùa lần II - 2024, họ khởi đầu thuận lợi với trận thắng đội Phân hiệu Trường ĐH Giao thông vận tải tại TP.HCM tỷ số 2-0. Nhưng rồi để thua quá đậm trước đội mạnh Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM tới 0-9, khiến sau đó thua luôn đội Trường ĐH Y Dược TP.HCM tỷ số 1-3 và bị loại trong tiếc nuối.Trong khi đó, đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn qua mỗi mùa giải đều có sự đầu tư và chuẩn bị chu đáo, nhưng vẫn chưa thể tìm được trận thắng đầu tiên sau 2 mùa trước đó đều để thua các trận vòng bảng. Tuy nhiên, thầy trò HLV Phạm Tuấn Đạt không bao giờ bỏ cuộc. Bất chấp có lần thứ 3 đã bị loại ngay vòng loại, nhưng trước trận cuối cùng với đội Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, họ khẳng định quyết tâm thi đấu với mọi nỗ lực cao nhất.Nếu giành chiến thắng, đội Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn sẽ có lời chia tay rất đẹp ở mùa giải TNSV lần III - 2025 cúp THACO với chiến thắng đầu tiên. Qua đó, sẽ tạo sự khích lệ rất lớn cho đội tiếp tục chuẩn bị để trở lại với mùa giải sau với thực lực tốt hơn, tranh chấp vé vào vòng play-off.
Trời nóng lạnh thất thường, nàng bổ sung món phụ kiện sau để bảo vệ sức khỏe
Hỏi ra thì mới biết là ban ngày sinh viên không ở phòng trọ mà đã "chạy" tránh nắng tại thư viện, quán cà phê… đến tối muộn mới về để ngủ. Sinh viên thuê phòng nhỏ hẹp, không có điều hòa nên tìm cách đối phó với thời tiết TP.HCM liên tục “đổ lửa” trong vài ngày qua. Quán nước, thư viện ở quanh làng đại học, đông đúc, tấp nập sinh viên học bài, ngồi trò chuyện cùng bạn bè, có những quán cà phê chật kín, không còn một chỗ ngồi.